Cấu tạo Đàn_tứ

Đàn tứ có những bộ phận chính như sau:

  1. Bầu vang (bộ phận tăng âm): hình hộp chữ nhật, dẹt. Đường kính mặt đàn và hậu đàn bằng nhau, khoảng 35 cm. Thành bầu xấp xỉ 7 cm.
  2. Mặt đàn: Bằng gỗ để mộc. Trên mặt đàn, ở phần dưới có bộ phận móc dây, còn được coi là ngựa đàn.
  3. Cần đàn: Bằng gỗ cứng, ngắn và to bản. Tại cần đàn bao gồm: Phím đàn, ngăn phím, dây đàn, mặt phím. Mặt phím là một miếng gỗ dài được ngắn trên cần đàn và đây cũng sẽ là nơi để các ngón tay trái thực hiện thao tác trên đó. Phím đànlà các thanh kim loại để chia mặt phím thành các ngăn và mỗi một ngăn phím là một nốt nhạc.
  4. Đầu đàn: Có 4 trục mắc dây, mỗi bên 2 trục.
  5. Dây đàn: Tuy có 4 trục mắc dây nhưng gần đây chỉ sử dụng có 2 trục (để móc 2 dây trên mỗi trục). Trước đây dây đàn làm bằng nylon, ngày nay thường dùng dây thép.

Đàn tứ có âm vực rộng 2 quãng tám. Loại đàn tứ cổ truyền có 4 dây (2 dây to đồng âm, 2 dây nhỏ đồng âm) nên ngày nay các nghệ nhân chỉ mắc dây trên 2 trục. Tuy nhiên có người lại gắn 4 dây với 4 âm khác nhau theo kiểu đàn Mandoline. Đây là sự cách tân đáng chú ý.

Đàn tứ thùng là cây đàn cải tiến mới xuất hiện khoảng 40 năm nay ở Việt Nam. Đàn được tạo dáng với thùng đàn hình thang như đàn đáy và gắn bốn dây nilon. Nhìn chúng các dây đàn được chỉnh khá căng trên hàng phím tương đối cao, thích hợp để sử dụng ngón vê. Cần đàn được gắn phím theo hệ thống 12 bán âm như hệ thống thang âm Tây phương. Vì lẽ đó Đàn tứ thùng rất thuận tiện trong việc trình tấu những sáng tác lấy chất liệu từ âm nhạc dân gian, truyền thống nhưng lại mang phong cách âm nhạc hiện đại.